Giới thiệu

 

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ NHÀ TRƯỜNG

 

  1. Đặc điểm tình hình chung
  2. Vị trí địa lý

– Phường Phổ Ninh nằm theo quốc lộ 1A, diện tích tự nhiên 2263,47 ha. Phường có 05 tổ dân phố gồm: An Trường, Vĩnh Bình, Lộ Bàn, An Ninh và Thanh Lâm. Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, chiếm 70%, còn lại 30% là buôn bán nhỏ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

– Phường Phổ Ninh có ranh giới: Phía Nam giáp phường Nguyễn Nghiêm, Phía Đông giáp phường Phổ Minh, Phía Tây giáp xã Phổ Nhơn, Phía Bắc giáp phường Phổ Văn và xã  Phổ Thuận.

– Trên địa bàn có 01 khách sạn, có 01 Thánh thất Cao đài, 01 chùa Kim Long, 03 trường học(THCS, Tiểu học và Mầm non). Đặc biệt  địa bàn có  trường THPT là Đức Phổ I.

  1. Đặc điểm dân số

– Tỷ lệ tăng dân số hằng năm : 0,5 %.

– Tổng số thôn: 05 (đều có nhà văn hoá )

– Tổng số hộ : 2885

– Tổng số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới 87 hộ, tỷ lệ 3,22%.

– Số hộ chính sách : 527

– Liệt sĩ : 465

– Thương binh : 148  bệnh binh 14

– Số mẹ VNAH : 91 còn sống 06)

– Bình quân thu nhập đầu người 35,5. đồng/năm

– Xã có một trạm y tế có 05 y sĩ và 01 bác sĩ.

– Trong xã có 03 trường học : + THCS – Tiểu học – Mầm non.

– Trình độ dân trí: Phổ cập đến THCS.

– Cơ sở hạ tầng : có trường tầng, cơ quan xã, trạm y tế xã, có 5 nhà văn hoá thôn.

– Có câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình ở thôn Thanh Lâm, câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ở thôn An Ninh… có đường bê tông nông thôn

– Địa phương đang tập trung xây dựng xã nông thôn mới của huyện Đức Phổ.

          II Quá trình hình thành và phát triển:

  1. Quá trình hình thành:

– Trường Tiểu học Phổ Ninh được thành lập trên việc tách trường PTCS thành trường PTCS cấp 1 và PTCS cấp 2 theo Quyết định số 276/QĐ- UB ngày 25 tháng 6 năm 1989. Năm 2004, Trường Tiểu học Phổ Ninh được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hiện nay Trường Tiểu học Phổ Ninh là trường Tiểu học duy nhất của huyện Đức Phổ đang thực hiện dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển trường giai đoạn 2019- 2024, tầm nhìn đến năm 2026. Mục tiêu của kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn chất lượng tối thiểu ở mức 2, chuẩn quốc gia ở mức 1 vào năm 2020.

– Hiện tại, trường có 3 điểm trường với diện tích là 11038 m2. Trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày 100%.

  1. Điểm mạnh của nhà trường

– Trường Tiểu học Phổ Ninh là trường tiểu học duy nhất của thị xã Đức Phổ dạy theo chương trình trường tiểu học mới VNEN nên chất lượng giáo dục luôn ổn định. Trường đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý cũng như các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

– CBQL, GV đảm bảo đủ theo quy định, trình độ trên chuẩn 100%; năng động nhiệt tình, có trách nhiệm, cầu tiến; nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.

– Năm học 2020 -2021 trường có 18 lớp với 439 học sinh (trong đó 212 nữ), tỉ lệ HS trên lớp đảm bảo theo quy định. Hầu hết các em đều ngoan, vâng lời thầy cô giáo, có ý thức trong học tập, biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp; biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ.

– Có 100% lớp học 2 buổi/ ngày (18/18 lớp).

– Đảm bảo 1 lớp/1phòng học; có các phòng chức năng. Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, thoáng mát. Có sân cầu lông, sân bóng rổ. Thiết bị dạy-học đủ để phục vụ cho giảng dạy và học tập.

– Nhiều  năm liền trường đạt Liên đội mạnh cấp huyện; năm học qua trường đạt Tập thể Lao động Tiên tiến; đạt nhiều thành tích trong hoạt động dạy học, thư viện và các hoạt động thê dục thể thao..

– GV sử dụng nhiều PPDH, hình thức dạy học đa dạng, phong phú, lấy hoạt động học tập của HS làm trung tâm.

– Cơ cấu tổ chức nhà trường khá hoàn chỉnh, đảm bảo yêu cầu của trường hạng 2, với Ban giám hiệu có 02 người, có 3 tổ chuyên môn  và 1 tổ văn phòng.

  1. Điểm yếu

– Có 3 điểm trường việc quản lý gặp khó khăn.

– Công tác xã hội hóa chưa mạnh, các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.

  1. Một số thông tin

4.1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên

Số lượng Tuổi đời Tuổi nghề Trình độ
Tổng số BGH GV NV <30 30-45 >45 <5

năm

5-10 năm > 10 năm ĐH TC
30 02 26 02 5 17 8 5 1 24 13 15 2

 

Thống kê đội ngũ CB,GV đào tạo theo chuyên ngành đào tạo

Tổng số CB,GV Chuyên ngành đào tạo
Tổng số BGH GV Tiểu học Thể dục Âm nhạc Mĩ thuật Ngoại ngữ Tin học
30 02 26 19 02 01 01 02 01

Nhân viên:                     02/02 nữ

CĐKT     : 01/01 nữ

TCTVTB : 01/01 nữ

Tỉ lệ CB-GV đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Trong đó tỷ lệ trên chuẩn chiếm 96,3%.

– Trung cấp lý luận chính trị: 04; Chứng chỉ Tin học: 26/29, tỷ lệ 89,7%;  Chứng chỉ Ngoại ngữ: 24/29, tỷ lệ 82,80%.

– Trình độ, chất lượng tay nghề giáo viên: Xếp loại Giỏi 20 (74,1%), Khá 7 (25,9%).

– Số đảng viên của trường: 10/10 nữ, tỷ lệ 33,3% so với toàn trường.

4.2. Học sinh

– Qua quá trình phát triển mạng lưới trường lớp, HS của trường Tiểu học Phổ Ninh những năm gần đây giữ ở mức 20 lớp và dao động ở mức dưới 500 em. HS ngoài xã đến học khoảng 55 em.

  1. Cơ sở vật chất

 

Điểm trường Diện tích Số phòng Phòng học Phòng hành chính Thư viện Phòng bộ môn Phòng truyền thống Nhà vệ sinh Sân TDTT
Trung tâm 5962 21 11 7 2 2 1 1 1
An Ninh 3866 4 4         1 1
Lộ Bàn 1910 8 5 1     1 1 1
Cộng 11738 35 22 8 2 2 2 3 3

– Cơ sở vật chất trường xây mới khang trang, đảm bảo nhu cầu dạy và học.

– Khuôn viên trường thoáng mát, xanh – sạch – đẹp.

– Mỗi lớp học có kệ sách, tủ đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động dạy và học. Lớp học được trang trí đúng theo quy định của mô hình trường học mới VNEN có 10 bước học tập, các câu khẩu hiệu, các bảng biểu, sơ đồ hội đồng tự quản, nội quy lớp học, hộp thư bè bạn, bảng thi đua tiến độ các nhóm, hoa tên nhóm và tên học sinh,…

– Thư viện trường đã Công nhận đạt chuẩn năm 2004 (Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 30/11/2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi.)

  1. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

– Trình độ đội ngũ giáo viên được nâng cao, cơ sở vật chất của trường đang dần được cải thiện, bước đầu đã tạo được thương hiệu “Đổi mới – Thân thiện”.

– Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo, năng động để mỗi học sinh phát triển tối đa khả năng của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

Trở thành một ngôi trường có chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trong năm 2020 và trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình, là nơi để giáo viên và học sinh thể hiện sự năng động, sáng tạo và vươn tới thành công.

– Xây dựng được: tinh thần đoàn kết, tư duy độc lập, sáng tạo, tính trung thực, dân chủ, kỷ cương, tinh thương, trách nhiệm và sự hợp tác  trong hội đồng sư phạm nhà trường.

III. Các hoạt động cơ bản trong nhà trường      

  1. Chương trình giáo dục nhà trường

– Thực hiện mô hình trường học mới VNEN.

– Xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.

– Thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, dạy theo chủ đề.

-Thực hiện mô hình Thư viện thân thiện, khuyến khích các em tham gia đọc sách tại thư viện để tích lũy nâng cao kiến thức và thực hiện dạy tiết Đọc thư viện (1tiết /tuần ).

  1. Dạy học Ngoại ngữ ( Tiếng Anh)

– Triển khai dạy Tiếng Anh  4 tiết/tuần cho học sinh các lớp 3; 4; 5.

– Dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe và nói. Đa dạng hình thức dạy và học tiếng Anh, tạo môi trường thuận lợi cho HS học tiếng Anh đồng thời có nhiều cơ hội được thể hiện tiếng Anh. Tăng cường đánh giá thường xuyên, HS tự đánh giá, bạn đánh giá, giáo viên đánh giá,…

– Thực hiện dạy học ngoại ngữ (tiếng Anh ) theo chương trình làm quen ở lớp 01: 2 tiết/tuần; lớp 2: 1 tiết/tuần; lớp: 3-5: 4 tiết / tuần. Tổ chức các hoạt động giao lưu, ngoại khóa, câu lạc bộ,… để tạo môi trường học tập, sử dụng tiếng Anh cho học sinh và giáo viên một cách thiết thực, thân thiện, tương tác và hiệu quả.

– Tăng cường môi trường sử dụng tiếng Anh cho giáo viên và học sinh: tạo các sân chơi, câu lạc bộ giao lưu tiếng Anh; khuyến khích đọc sách, truyện tiếng Anh.

  1. Dạy học Tin học

– Nhà trường tổ chức dạy học môn Tin học các lớp 3, 4, 5 theo theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tại công văn số 4612/CV-BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Tin học, tăng cường đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học.

– Kiểm tra thường xuyên và định kỳ trên hình thức lý thuyết và thực hành.

– Chương trình dạy học được bố trí theo phân phối chương trình là 2 tiết/tuần.

– Tổ chức các sân chơi “Tin học” bằng nhiều hình thức nhằm giúp học sinh ham thích cái mới, sáng tạo trong học tập và có điều kiện giao lưu để học tốt môn Tin học.

– Phát hiện những học sinh có năng khiếu, tổ chức bồi dưỡng cho học sinh tham gia các cuộc thi Tin học do Ngành tổ chức.

– Đánh giá kết quả học tập môn Tin học trên tinh thần khuyến khích, gây hứng thú cho học sinh đến lớp và hỗ trợ việc học tập những môn học khác. Việc đánh giá thực hiện theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh đảm bảo theo TT 30/2014 và TT22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết quả học tập môn tin học của học sinh không tham gia xét hoàn thành Chương trình lớp học, cấp học và xét khen thưởng học sinh.

  1. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học

– Phối kết hợp với trường THCS và trường Mầm non tiến hành điều tra bổ sung, thống kê tổng hợp, kết quả điều tra nhập vào phần mềm phổ cập.

– Huy động 100% HS 6 tuổi vào lớp 1, không để HS nào bỏ học. Duy trì PCGDTH-CMC và PCGD- ĐĐT  đạt trên 90 %.

           – Tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tuyển sinh 100% trẻ em đúng tuổi vào học lớp 1, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học để giảm tỉ lệ HS yếu, HS lưu ban, không để HS bỏ học, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

  1. Nâng cao chất lượng xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia

– Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018.

– Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tập trung các nguồn lực để xây dựng trường nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

  1. Thực hiện chương trình phổ thông mới

– Tham gia tập huấn và tập huấn lại tại trường các nội dung về thay sách lớp 1.

          – Tuyên truyền đến tất cả phụ huynh các nội dung về chương trình thay sách lớp 1: Thông tư 28 ban hành điều lệ trường tiểu học. Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học.

– Dạy 2 buổi/ngày, sáng 4 tiết, chiều 3 tiết.

– Thực hiện dạy 9 buổi/ tuần.

  1. Tiếp tục xây dựng và quản lý môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng

– Tăng cường giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, kĩ năng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục.

– Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp; tổ chức cho học sinh thực hiện lao động vệ sinh trường, lớp học và các công trình măng non trong khuôn viên nhà trường. Tiếp tục trang trí trường, lớp học, tạo cảnh quan môi trường thân thiện trong nhà trường nhằm xây dựng nhà trường thật sự “Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”

– Đẩy mạnh công tác y tế trường học nhằm giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ răng miệng, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, …

           – Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca, Đội ca tại lễ chào cờ đầu tuần, tăng cường giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua các tiết học thể dục, thể dục giữa giờ, và múa hát sân trường.

– Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, tuyên truyền về lịch sử địa phương. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

  1. Các hoạt động cơ bản trong năm học

         – Ngoài hoạt động dạy và học trường còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như trồng, chăm sóc cây và hoa; xây dựng cảnh quan trường học;  trang trí lớp học thân thiện; tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, hội chợ học tốt, xổ số học tập…

– Để phát huy tinh thần hiếu học và giúp cho học sinh học tốt hơn, nhà trường đã tổ chức nhiều chương trình vui mà học đồng thời hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên như chương trình “Thắp sáng ước mơ”, “nuôi heo đất vì bạn nghèo”, …

-Tổ chức thăm và phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, viếng nghĩa trang liệt sĩ…

– Tổ chức cho học sinh chơi các trờ chơi dân gian như kéo co, nhảy  bao bố, bước đi trên không, tổ chức đi tìm địa chỉ đỏ, diễn văn nghệ…

  1. Thành tích đã đạt được:

– Chi bộ nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

– Hàng năm trường đều đạt cơ quan văn hóa.

– Trường đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3.

– Thư viện trường đã đạt thư viện Chuẩn theo QĐ 01 từ năm 2004

– Công đoàn trường nhiều năm liền đạt danh hiệu “công đoàn cơ sở vững mạnh”.

– Liên đội trường nhiều năm liền đạt danh hiệu “Liên đội mạnh cấp huyện”.

– Trường có 01 CBQL đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 14 CB-GV đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở, 15 GV đạt GVDG cấp huyện; 04GV đạt GVDG cấp tỉnh, 01GV đạt GVDG quốc gia.

Hiệu trưởng

 

                                                                                                                                Đặng Thị Vi